SEO Onpage là gì? Những yếu tố cần thiết khi SEO Onpage
SEO Onpage là một việc làm quan trọng để tối ưu bên trong website, trên từng trang nhỏ và được lặp đi lặp lại mỗi khi có đăng tải thêm các bài viết mới. Việc làm này có mục đích là giúp cho trang web có được vị trí cao trên bảng kết quả tìm kiếm của google. Đây là một nền tảng lâu dài có ảnh hưởng trực tiếp tới chiến dịch SEO. Do đó, muốn thành công thì các doanh nghiệp cần làm tốt được công việc này. Vậy SEO Onpage cần có những yếu tố nào để có được sự hiệu quả? Cùng đi tìm hiểu về SEO Onpage trong bài viết này nhé.
SEO Onpage là gì?
Khái niệm SEO Onpage là gì hiện đang được rất nhiều người thắc mắc. Mọi người có thể hiểu một cách đơn giản SEO Onpage là một công cụ quan trọng trong SEO. Nó có tác dụng tối ưu hóa giao diện hiển thị của website, và nhờ đó trang web sẽ trở nên thân thiện hơn với công cụ tìm kiếm của google. Việc SEO Onpage không chỉ thực hiện những công việc trên giao diện quản lý, mà cần được tối ưu từ Code website trong khi thực hiện thiết kế website chuẩn SEO, nhằm tạo nên 1 nền móng tốt.
Nếu như tập trung vào việc tối ưu hóa công cụ SEO Onpage thì chắc chắn mọi người sẽ có thể thay đổi thứ hạng website của mình trên bảng tìm kiếm một cách dễ dàng. Công cụ SEO Onpage đóng một vai trò vô cùng quan trọng, ngay cả SEO offpage cũng góp một phần không nhỏ trong việc tối ưu website. Chính vì vậy, mọi người cần chú trọng vào việc tối ưu cả SEO Offpage và SEO Onpage những yếu tố chủ yếu và quan trọng hơn vẫn là SEO Onpage.
25 yếu tố quan trọng cần thiết để SEO Onpage hiệu quả
Tốc độ trang
Tốc độ load chậm của website có thể làm giảm hiệu quả bán hàng và chuyển đổi khách hàng. Bên cạnh đó, tốc độ load cũng là một trong những yếu tố để google đánh giá xếp hạng của một web. Do đó, hãy luôn đảm bảo rằng website của bản thân có tốc độ load là từ 3s trở xuống.
Độ dài của nội dung
Thực tế cho thấy, các bài viết chuẩn seo blog và dài sẽ tốt hợp cho SEO. Chỉ cần tìm hiểu mọi người sẽ có thể dễ dàng thấy được những bài viết trên 1.500 từ thường sẽ có thứ hạng cao hơn trên các bảng kết quả tìm kiếm.
Nội dung tươi mới
Mỗi bài viết mới là trang web sẽ có thêm một trong được lập chỉ mục, có thêm một cơ hội được tìm thấy. Ngoài ra, việc thường xuyên cập nhật nội dung cũ cũng có tác dụng giúp tăng thứ hạng.
Mật độ từ khóa
Mọi người cần đảm bảo rằng các từ khóa được lồng ghép một cách tự nhiên và trong nội dung của bài viết. Tuy nhiên, cũng không nên đưa quá nhiều từ khóa vào một bài viết bởi việc làm này có thể sẽ bị google phạt.
Liên kết nội bộ
Đây cũng là một điều vô cùng quan trọng trong SEO nhưng lại bị nhiều người bỏ qua. Một cấu trúc liên kết nội bộ tốt sẽ có tác dụng giúp các công cụ tìm kiếm có thể thu thập thông tin và xếp hạng trang web. Việc này giúp cho người dùng có thể dễ dàng điều hướng website hơn.
Liên kết ngoài
Các website liên kết ngoài cho tới các trang web đáng tin cậy và có liên quan khác được người dùng và cả google nhận thức và cung cấp nhiều giá trị hơn. Tuy nhiên, nếu như sử dụng quá nhiều liên kết có thể khiến cho google đánh giá là spam.
Thẻ tiêu đề
Thẻ title cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Nó có tác động trực tiếp tới quyết định người dùng có vào website của mọi người thông qua SERPs hay không. Một tiêu đề lý tưởng cần phải có tính hấp dẫn, không dài hơn 55 ký tự và chứa từ hoặc cụm từ khóa mục tiêu.
Thẻ Heading
Thẻ tiêu đề phụ cũng là một vấn đề hết sức quan trọng, bởi chúng có thể cho phép người dùng và google biết được nội dung của bài viết là gì. Đồng thời các thẻ này cũng giúp cho người đọc có thể nắm được các ý chính của bài một cách dễ dàng hơn.
Thẻ Alt Image
Thuộc tính của alt sẽ cung cấp mô tả để thay thế cho hình ảnh. Điều này có tác dụng không nhỏ trong trường hợp nó không thể hiển thị được chính xác. Ngoài ra, thẻ Alt cũng có ảnh hưởng tích cực đến SEO, có thể thu hút được người dùng thông qua phương pháp tìm kiếm bằng hình ảnh.
Tối ưu hóa hình ảnh
Các vấn đề mà mọi người cần cân nhắc khi SEO Onpage đối với hình ảnh đó là tên tệp, kích thước của tệp và chú thích. Các tệp lớn sẽ cần nhiều thời gian load hơn. Trong đó, tệp chứa từ khóa mục tiêu có thể giúp tăng thứ hạng trên bảng tìm kiếm. Và chú ý có tác dụng thu hút sự chú ý, đồng thời giảm tỷ lệ thoát ra.
Viết mô tả Meta Description
Mô tả meta có tác dụng tóm tắt nội dung cho người lướt web và công cụ tìm kiếm. Tuy không có tác động trực tiếp tới xếp hạng của web nhưng nó lại có thể ảnh hưởng tới tỷ lệ nhấp chuột và lưu lượng truy cập.
Cấu trúc URL
Các permalinks trên website của mọi người đã ngắn gọn và rõ ràng hay chưa? Chúng có được cấu trúc hợp lý chưa? Chúng đã bao gồm từ khóa mục tiêu cần nhắm tới chưa? Và đó cũng chính là những câu hỏi mà mọi người cần tìm hiểu một cách nghiêm túc.
Sơ đồ XML
Sơ đồ website XML là danh sách liệt kê các page của một trang web. Tạo và đảm bảo giúp cho công cụ tìm kiếm có thể biết và lập chỉ mục cho trang.
Tệp Robots.txt
Mọi người có thể sử dụng các tệp robots.txt nếu không muốn các page cụ thể trên một thiết kế website nhanh được lập chỉ mục. Việc làm này có thể mang tới nhiều lợi ích khác nhau.
Tránh nội dung trùng lặp
Sử dụng nội dung trùng lặp sẽ có tác động không tốt tới thứ hạng và cả lượng người truy cập vào web. Tuy nhiên, có một số cách để mọi người giải quyết vấn đề này. Bên cạnh việc sử dụng robots.txt thì mọi người có thể đặt tên miền ưa thích của mình, sử dụng thẻ rel = “canonical” hoặc rel = “nofollow”, sử dụng chuyển hướng 301/302…
Tránh liên kết hỏng/ 404 Errors
Lỗi 404 và các liên kết hỏng có thể cho công cụ tìm kiếm biết được trang web đó đã bị bỏ mặc, nghiêm trọng hơn là khi website có nhiều trang như thế. Điều này cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới thứ hạng của web.
Tối ưu hóa cho di động
Hiện nay, lượng người dùng truy cập bằng các thiết bị di động ngày một nhiều. Do đó, mọi người cần lập trình website tối ưu hóa cho di động.
Đa phương tiện
Các hình thức nội dung khác nhau như video, hình ảnh, âm thanh có thể giúp tăng tương tác người dùng, điều này sẽ khiến cho công cụ tìm kiếm tin rằng đó là một website chất lượng. Tuy nhiên, loại nội dung này có thể làm chậm tốc độ của web, do đó, mọi người cần tối ưu thật tốt và giữ ở mức tối thiểu.
Mức độ đọc
Google luôn xem xét mức độ đọc của trang, đó là lý do tại sao người ta có thể lọc kết quả tìm kiếm theo các mức như cao cấp, trung cấp và cơ bản. Các trang trung cấp và cao cấp được đánh giá cao về kiến thức chuyên sâu lên thường được ưu ái hơn.
Analytics/ Công cụ quản trị web
Các công cụ giúp quản trị web như Google Analytics, Bing có thể cung cấp cho người dùng thông tin chi tiết về SEO cũng như các thông tin giao dịch có giá trị trên trang.
Thời gian Uptime
Hãy tìm hiểu và lựa chọn nhà cung cấp hosting một cách khôn ngoan, không nên tiết kiệm. Tốc độ và tính khả dụng là một trong 2 yếu tố vô cùng quan trọng, bởi nếu không thứ hạng trên bảng kết quả sẽ bị tụt giảm.
Các page quan trọng
Mọi người nên thiết kế website thêm một trang Contact Us có nhiều thông tin liên quan. Đồng thời cũng cần sử dụng một hệ thống bảo mật tốt. Đó luôn được xem là 2 page quan trọng đối với mỗi trang web.
Affiliate link
Affiliate link của một sản phẩm nào đó là một URL cụ thể có chứa tên người dùng hoặc ID của liên kết. Affiliate link tốt nhưng chúng cũng có thể khiến cho số lượng cờ đỏ của trang web bị tăng lên. Lúc này, trang web có thể bị coi là một trang web liên kết pure hoặc thin.
Domain hết hạn
Ngày tên miền hết hạn có thể khiến cho tín hiệu xếp hạng thấp xuống. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến lượng người truy cập.
Xác nhận của W3C
Lỗi HTML xấu và các mã HTML cho thấy được website ấy có chất lượng không tốt, không xác nhận các trang dựa trên tiêu chuẩn của W3C. Điều này cũng có thể ảnh hưởng tới lượng người truy cập.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm một website chuẩn SEO có giao diện đẹp được thiết kế bởi đơn vị hàng đầu về website hiện nay: https://khanhhung.academy/
Có nhiều yếu tố khác nhau mà mọi người cần tìm hiểu để có thể SEO Onpage hiệu quả hơn. Trên đây Cleveland Marketing đã chia sẽ những kiến thức về SEO Onpage, tham khảo để có thêm nhiều kiến thức tốt hơn về SEO nhé.