Mã nguồn mở là gì? Các loại mã nguồn mở phổ biến, thông dụng nhất hiện nay

Mã nguồn mở là gì? Các loại mã nguồn mở phổ biến, thông dụng nhất hiện nay

Mã nguồn mở là gì? Các loại mã nguồn mở phổ biến, thông dụng nhất hiện nay

Mã nguồn mở là một thuật ngữ rất quan trọng và được sử dụng phổ biến trong các thiết kế web. Sự góp mặt của mã nguồn mở giúp tiết kiệm chi phí nhưng vẫn tạo ra giao diện web ấn tượng, độc đáo, chuẩn SEO. Bạn đã hiểu tường tận về mã nguồn mở hay chưa? Các loại mã nguồn mở nào phổ biến, thông dụng nhất hiện nay? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Mã nguồn mở là gì?

Mã nguồn mở có tên tiếng Anh là Open Source, là các phần mềm mà phần mã nguồn được phân bố rộng rãi, công khai để tất cả mọi người đều có thể tải xuống và sử dụng. Người dùng có thể tùy ý chỉnh sửa và tùy biến, có thể thêm, bớt trên bộ nguồn cơ bản nhằm tạo ra sản phẩm có chức năng độc đáo nhất, đóng góp thêm vào nội dung của mã nguồn, mang đến những tính năng, lợi ích vượt trội cho cộng đồng người sử dụng.

Mã nguồn mở trong thiết kế website giúp cho nhà thiết kế tạo nên được một giao diện trang web ấn tượng mà không cần phải viết code tay ngay từ đầu. Họ có thể dùng những mã nguồn có sẵn này để tạo ra những website hoàn chỉnh nhất, mang dấu ấn riêng biệt. Hiện nay, mã nguồn mở được sáng tạo đa dang rất nhiều loại, tùy vào chức năng của từng website cũng như loại hình hoạt động mà nhà lập trình chọn những bộ mã nguồn mở khác nhau.

Đánh giá ưu, nhược điểm của mã nguồn mở

Đánh giá ưu, nhược điểm của mã nguồn mở

Đánh giá về ưu điểm

  • Tính chất của mã nguồn mở được tạo ra ở dạng mở nên cho phép người dùng có thể phát triển thêm các tính năng của phần mềm. Điều này tạo cơ hội để các nhà lập trình thỏa sức thể hiện khả năng sáng tạo không giới hạn của mình.
  • Mã nguồn mở mang đến tính bảo mật cao hơn so với những phần mềm độc quyền khác bởi nhiều nhà lập trình cùng có thể hoạt động trên mã nguồn đó. Cộng đồng người sử dụng này sẽ thường xuyên cập nhật, sửa chữa, nâng cấp phần mềm, cải tiến chức năng của phần mềm tốt hơn.
  • Sử dụng mã nguồn mở cho phép khả năng quản lý, điều khiển các phần nào hoạt động, phần nào không một cách đơn giản, dễ dàng.
  • Mã nguồn mở có tính chất ổn định và đặc biệt là có thể hỗ trợ dài hạn trong các dự án quan trọng hoặc hoạt động của trang web. Chính vì thế mà nền tảng này được nhiều doanh nghiệ lựa chọn để phát triển website trong suốt thời gian dài.

Đánh giá về nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời nói trên thì mã nguồn mở cũng có một số nhược điểm như:

  • Không tối ưu về tốc độ do mã nguồn mở khá nặng nề, bị dư thừa code làm cho tốc độ tải trang chậm lại
  • Mã nguồn mở được viết sẵn dưới bàn tay của những nhà thiết kế nước ngoài nên dịch vụ hỗ trợ bị giới hạn. Các công ty rất khó để nắm một cách chi tiết về website, họ thường sẽ gặp phải khó khăn trong việc phải khắc phục lỗi hoặc muốn nâng cấp thêm chức năng.
  • Mã nguồn mở thiếu tính độc quyền nên tình trạng số lượng người cùng sở hữu cùng một dạng thiết kế chắc chắn là không thể tránh khỏi. Bất kỳ người nào cũng có thể tạo được trang web mà không cần phải có nhiều trình độ chuyên môn.

Tại sao mã nguồn mở được sử dụng phổ biến trong thiết kế web?

Ngày nay trong các thiết kế web có rất nhiều bộ mã nguồn mở được sử dụng với nhiều tiện ích tuyệt vời. Các nhà lập trình căn cứ vào chức năng của từng website để áp dụng mã nguồn phù hợp nhất. Lợi ích mà một mã nguồn mở mang đến cho website là rất đáng kể:

Tiết kiệm chi phí

Mã nguồn mở là một phần mềm miễn phí nên giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí thiết kế đáng kể. Mã nguồn có thể vừa sử dụng cho cả mục đích cá nhân, vừa phục vụ tốt cho cả mục đích thương mại, người dùng không cần phải chi trả chi phí về bản quyền. Cho phép người dùng tùy biến được gần như hầu hết các chức năng của mã nguồn mà không hề bị giới hạn hoặc phải trả thêm bất cứ chi phí nào. Tiết kiệm hơn hẳn so với việc sử dụng những phần mềm mã nguồn độc quyền khác.

Tính bảo mật cao

Dù mã nguồn mở là một phần mềm miễn phí nhưng trong quá trình sử dụng, hầu hết các công cụ này được đánh giá là có tính bảo mật cao. Có được thế mạnh này là bởi ngay từ đầu phần mềm được xây dựng và phát triển từ những nhà lập trình giỏi đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Nếu có bất kỳ một vấn đề nào xảy ra thì chúng sẽ được sửa đổi ngay lập tức, vì thế luôn đảm bảo được tính bảo mật hoàn hảo.

Hỗ trợ toàn quyền vấn đề quản trị và điều chỉnh

Khi sử dụng mã nguồn mở để thiết kế website, người dùng có thể toàn quyền truy cập và quản trị, điều chỉnh cấu trúc để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dùng. Các nhà lập trình có thể sử dụng mã nguồn mở để tạo thêm nhiều hơn nữa các phần mềm hữu ích khác phục vụ cho cộng đồng người sử dụng.

Khả năng ổn định cao, vận hành liên tục

Có vô số các trang web sử dụng mã nguồn mở cho đến thời điểm hiện tại vẫn duy trì được khả năng ổn định tốt, đảm bảo vận hành liên tục trong thời gian dài mà không mắc phải bất kỳ lỗi nào. Có được tính ổn định cao là bởi mã nguồn được xây dựng dựa trên những nguyên tắc tối ưu cho cộng đồng, ai cũng có thể sử dụng được, vì thế về bản chất vẫn luôn duy trì được tính ổn định hơn so với mã nguồn đóng.

Top các loại mã nguồn mở phổ biến, thông dụng nhất hiện nay

Top các loại mã nguồn mở phổ biến, thông dụng nhất hiện nay

Tính phổ biến rộng rãi của mã nguồn mở là không thể phủ nhận, và để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dùng, các nhà thiết kế đã tạo ra rất nhiều bộ mã nguồn mở với những nét độc đáo riêng biệt. Nổi bật trong số đó phải kể đến:

WordPress

Đứng đầu trong danh sách được các website lựa chọn nhiều nhất không ai khác chính là WordPress. Mã nguồn mở WordPress đến với người dùng bằng giao diện đơn giản, rất dễ sử dụng, khả năng tích hợp tốt nhất với tính năng thương mại điện tử. Nền tảng này được đánh giá là sản phẩm hoàn hảo nhất với hơn 40% website sử dụng, đáp ứng tốt mọi yêu cầu.

>>Xem thêm: Theme WordPress là gì? Các theme WordPress miễn phí đẹp nhất 2023

Joomla

Joomla được viết bằng ngôn ngữ PHP. Phần mềm được thiết kế dành cho những trang web yêu cầu độ tương thích cao và tính bảo mật tốt. Joomla đạt được lượt tải khủng với hơn 30.000.000 lần, phù hợp nhất là những website liên quan đến các cơ quan hành chính nhà nước, chính phủ, hệ thống ngân hàng… Mã nguồn này có thể tương thích tốt với mọi thiết bị di động và sử dụng mượt mà trên mọi hệ điều hành.

Magento

Magento là mã nguồn thích hợp nhất dành cho các website thương mại điện tử, kinh doanh online. Hiện tại, số website sử dụng Magento đã lên đến hơn 150.000, được áp dụng rộng rãi bởi những nhà bán lẻ trực tuyến. Magento thực sự rất xứng đáng với chiến lược xây dựng website bán hàng của mọi doanh nghiệp.

Opencart

Nhắc đến top các loại mã nguồn mở phổ biến, thông dụng nhất hiện nay không thể thiếu Opencart. Opencart được thiết kế thân thiện, gần gũi với phong cách thương mại điện tử tại Việt Nam, phù hợp dành cho những đơn vị cá nhân, shop bán lẻ với chức năng quản lý gian hàng, data khách hàng tốt. Mã nguồn mở này được viết bằng ngôn ngữ PHP, cho phép người dùng sửa đổi, điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Drupal

Drupal sở hữu tính năng hoạt động vô cùng mạnh mẽ nên rất thích hợp sử dụng trong các thiết kế web đòi hỏi độ phức tạp cao. Drupal góp mặt vào lợi ích đáng kể trong quản trị nội dung trang web. Mã nguồn đặc biệt phù hợp cho các doanh nghiệp có nhu cầu thiết kế web tin tức online, trang báo điện tử, website doanh nghiệp… cần cung cấp lượng thông tin lớn cho khách hàng.

Qua những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã hiểu rõ tường tận về mã nguồn mở là gì để từ đó chọn lựa được loại mã nguồn phù hợp nhất cho website, phục vụ tốt công việc kinh doanh của mình.