Social Media Marketing là gì? Cách xây dựng chiến lược Social Marketing

Social Media Marketing là gì? Cách xây dựng chiến lược Social Marketing

Social Media Marketing là gì

Để có thể xây dựng một chiến dịch Social Media Marketing phù hợp với mục tiêu đó lại là việc không hề đơn giản. Mỗi người sẽ có những cách xây dựng kế hoạch cho riêng mình. Bài viết dưới đây, Cleveland Marketing sẽ chia sẻ về cách xây dựng chiến lược Social Marketing thành công giúp bạn có được nền tảng vững chắc cho chiến dịch marketing của mình đạt hiệu quả như mong đợi.

Social Media Marketing là gì?

social media marketing là gì

Social Media Marketing là một hình thức tiếp thị. Được thực hiện trên nền tảng Internet dựa vào việc tạo và chia sẻ nội dung. Sau đó tiến hành đăng tải trên các mạng xã hội. Mục tiêu của Social Marketing là tiếp thị sản phẩm, dịch vụ (Hoặc thương hiệu, công ty, doanh nghiệp,…) đến với khách hàng.

Một số hoạt động Social Media Marketing phổ biến có thể kể đến như đăng bài viết, đăng hình ảnh, video, chạy quảng cáo trả phí,… đều nhằm mục đích thúc đẩy sự tương tác của khán giả.

Trên thực tế, Social Media Marketing có mối quan hệ chặt chẽ với Content Marketing. Đây là hai công cụ hỗ trợ quan trọng trong việc kinh doanh của doanh nghiệp. Trong Social Marketing, các marketer sẽ sử dụng content để truyền tải thông điệp của họ. Giúp cho khách hàng có thể hiểu và tăng lượng tương tác của các bài viết.

Vai trò chủ yếu của Social Marketing

Trong Social Media Marketing, trọng tâm của hoạt động digital marketing sẽ nằm ở các mạng xã hội (hay còn gọi là mạng lưới xã hội). Khi các Marketer vận hành các chiến dịch Social Media. Họ sẽ đăng các hoạt động lên Facebook, Twitter, Google+,… Giúp tiếp cận vời nhiều người dùng hơn.

Ngược lại, trọng tâm của content marketing lại là xây dựng thương hiệu cho một website. Có thể nói Social Marketing rất quan trọng đối với sự thành công của những chiến dịch content marketing. Tuy nhiên, các trang mạng xã hội trên thực tế, chỉ được ứng dụng như một nơi thực hiện liên kết trỏ về nội dung trên website. Điều đó được thực hiện bởi các Marketer thuộc thương hiệu chứ không phải nơi thực hiện Marketing chính.

Social Marketing thường được ứng dụng vào hai mục tiêu chính trong lĩnh vực tiếp thị kỹ thuật số. Sử dụng để nhận thức về thương hiệu, tạo ra các hoạt động và thảo luận xung quanh. Hoặc giúp thương hiệu giữ chân khách hàng. Social Media Marketing được coi là bước đầu tiên trong quá trình giao tiếp với trực tiếp với khách hàng của doanh nghiệp. Nó có vai trò kết nối người dùng – Những người dành nhiều thời gian cho mạng xã hội – Người đóng vai trò cung cấp thông tin.

Cách xây dựng chiến lược Social Marketing

social marketing

Để xây dựng một chiến lược Social Marketing thành công là chuyện không hề đơn giản. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chiến dịch tiếp thị trên mạng xã hội. Dưới đây là cách xây dựng chiến lược Social Marketing mang lại hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:

Đặt mục tiêu và xác định đối tượng cụ thể

Bước đầu tiên và cũng là quan trọng nhất. Khi hình thành bất cứ một kế hoạch nào đó cần đặt các mục tiêu cụ thể để hoàn thành. Ngay từ khi khởi tạo một chiến dịch Media Marketing. Bạn cần đặt ra các câu hỏi như:

  • Chiến dịch cần đáp ứng điều gì?
  • Mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp của bạn?

Trả lời được câu hỏi này tức là bạn đã xác định được các bước mà mình cần thực hiện trong chiến dịch. Thông thường, một chiến dịch Social Media Marketing sẽ được tạo ra thông qua một hoặc một vài mục tiêu chung như:

  • Góp phần nâng cao độ nhận diện thương hiệu 
  • Tăng mức độ tương tác giữa với khách hàng 
  • Thu hút khách hàng tiềm năng 
  • Tăng doanh số bán hàng, thúc đẩy doanh thu 

Trên thực tế những mục tiêu chung này là chưa đủ, bạn cần cụ thể hóa chúng một cách rõ ràng bằng cách sử dụng mô hình SMART:

  • S-Specific (cụ thể)
  • M-Measurable (có thể đo lường)
  • A-Attainable (có thể đạt được)
  • R-Relevant (phù hợp, liên quan)
  • T-Time – bound ( trong thời hạn nhất định)

Ngoài ra, bạn cũng cần xác định rõ các chỉ số mà mình sẽ sử dụng để phục vụ cho việc đo lường tính hiệu quả trong việc đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Một vấn đề nữa mà và cũng là vấn đề cốt lõi của một chiến dịch Social Media Marketing. Chính là xác định đối tượng cụ thể. Không có giới hạn nào cho việc xác định đối tượng mục tiêu. Đó có thể là tên, giới tính, tuổi, nơi ở,… Bạn cần có một cái nhìn sâu sắc và rõ ràng về khách hàng của mình. Có như vậy chiến dịch của bạn mới được người dùng đón nhận cao.

Nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh

Việc phân tích, nghiên cứu cạnh tranh cho phép bạn hiểu đối thủ cạnh tranh là ai. Họ có đang làm tốt và không tốt ở điểm nào. Bên cạnh đó, việc này còn giúp bạn hiểu rõ về những tiêu chuẩn nội dung được mong đợi trong lĩnh vực của mình. Đồng thời phát hiện ra các cơ hội cho doanh nghiệp của mình. Đó chính là điều mà các đối thủ chưa làm được, không làm tới hoặc làm chưa tốt.

Lựa chọn các kênh truyền thông xã hội 

Khi bắt đầu chạy một chiến dịch Social media Marketing, không phải lúc nào phủ sóng trên nhiều nền tảng khác nhau cũng mang lại hiệu quả. Trên thực tế, bạn sẽ có khả năng nhận được kết quả tốt hơn nếu tập trung vào một vài kênh truyền thông xã hội chính. Miễn sao chúng đáp ứng được yêu cầu là mà bạn đặt.

Từ việc xác định đối tượng mục tiêu. Bạn sẽ có ý tưởng về các kênh truyền thông xã hội mà họ quan tâm hay sử dụng thường xuyên. Đôi khi việc lựa chọn kênh phân phối nội dung cũng phụ thuộc vào loại sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp của bạn đang cung cấp.

Tạo lập chiến lược nội dung hiệu quả

Một chiến lược Social Media Marketing thành công luôn đảm bảo truyền tải một nội dung nhất quán. Một chiến lược Marketing thành công luôn đảm bảo truyền tải một nội dung đồng nhất trên tất cả các nền tảng được triển khai. Thực hiện chiến dịch một cách có chủ đích sẽ giúp bạn thống nhất nội dung dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, một yếu tố khác bạn cũng nên đặc biệt quan tâm nếu muốn chiến dịch Social Media Marketing trở nên thành công đó là xác định các loại hình thể hiện phù hợp với từng nội dung. Không chỉ vậy, đa dạng hóa các loại nội dung để đạt được nhiều mục tiêu khác nhau cũng là yếu tố cần xem xét. Một công thức thường được sử dụng khi xây dựng các chiến lược Social Marketing đó là quy tắc 80/20, cụ thể như sau:

  • 80% bài đăng phải hữu ích cho khá giả, mang tính giáo dục và cung cấp những thông tin, giải pháp cần thiết cho vấn đề của khách hàng hoặc mang tính giải trí.
  • 20% có thể thực hiện các chiến dịch quảng cáo để quảng bá thương hiệu của bạn.

Lên lịch và theo dõi nội dung

Social Media Marketing

Chia sẻ và đăng tải nội dung một cách có trật tự và sắp xếp hợp lý là điều cần thiết. Phải thực hiện nó nếu muốn một chiến dịch Social Media Marketing thành công. Vậy nên việc lập sẵn một Content Calendar sẽ giúp chiến lược nội dung của bạn đạt hiệu quả tối đa. Thông qua một Content Calendar hoàn chỉnh. Có thể quản lý các nội dung của mình từ khi bắt đầu chiến dịch cho đến khi kết thúc.

Bên cạnh đó, ngay khi chiến dịch Social Media Marketing được đưa vào hoạt động. Cần theo dõi hiệu quả của chiến dịch để xem nó có hoạt động tốt như mong đợi hay không. Việc này sẽ cung cấp những thông tin chi tiết. Giúp bạn có thể điều chỉnh chiến lược Social Media Marketing ngay cả khi chiến dịch vẫn đang chạy.

Xem xét các chỉ số hiệu suất đã được xác định từ trước. Theo dõi và xác nhận nó có đang đạt được mức độ như kỳ vọng không. Ngoài ra bạn cũng cần kiểm tra tất cả các kênh truyền thông xã hội của mình.

Hãy thực hiện ít nhất một lần trong tuần. Những thông tin này sẽ giúp bạn kiểm tra được tính hiệu quả của các bài đăng khác nhau cũng như các chiến dịch khác nhau. Từ đó có thể tinh chỉnh chiến lược nội dung của mình kịp thời.

Trên đây là chia sẻ về cách xây dựng chiến lược Social Media Marketing thành công mà bạn có thể tham khảo và áp dụng. Việc thử nghiệm các chiến lược khác nhau sẽ cho phép bạn hiểu điều gì hiệu quả và không hiệu quả, từ đó tìm ra giải pháp phù hợp cho các chiến dịch tiếp theo.