Ma trận SWOT là gì? 7 Bước xây dựng SWOT hoàn chỉnh nhất

Ma trận SWOT là gì? 7 Bước xây dựng SWOT hoàn chỉnh nhất

tổng quan về ma trận swot

Ma trận SWOT chính là một công cụ hữu ích cho việc nắm bắt cũng như quá trình đưa ra quyết định với mọi tình huống. Phân tích mô hình SWOT sẽ giúp thể nhanh chóng nhận biết được những điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm kinh doanh và chính bản thân doanh nghiệp. Đồng thời tìm kiếm các cơ hội và thách thức để giúp cho công ty được phát triển một cách bền vững. Vậy ma trận SWOT là gì? Làm thế nào để xây dựng mô hình SWOT hoàn chỉnh? Theo dõi nội dung dưới đây để cùng Cleveland Marketing King đi tìm câu trả lời nhé.

Tổng quan về mô hình SWOT

ma trận swot là gì

Ma trận SWOT là gì?

SWOT là cụm từ được viết tắt bởi 4 từ trong tiếng Anh, bao gồm:  Strengths (thế mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Đây chính là “ma trận” hay còn được là mô hình phân tích hoạt động kinh doanh nổi tiếng.

Là một phần giải pháp của mọi doanh nghiệp đang muốn cải thiện tình hình kinh doanh bằng chiến lược đúng đắn. Đồng thời xây dựng một nền tảng để phát triển vững chắc, lâu bền.

Trong đó, thế mạnh điểm yếu chính là hai yếu tố xuất phát từ nội bộ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp thay đổi được bằng cách nỗ lực và đặt ra những mục tiêu, quy tắc cho bản thân.

Cơ hộithách thức lại là hai yếu yếu tố bên ngoài thì chúng không phải là những thứ mà chỉ cần muốn thì bạn có thể kiểm soát dễ dàng.

2 yếu tố này thay đổi phần lớn là bị ảnh hưởng bởi thị trường, người tiêu dùng, công nghệ,… Doanh nghiệp muốn nắm được bắt buộc phải tiến hành phân tích những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. Hay nói đúng hơn là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh của họ.

-> Tìm hiểu thêm: Tập hợp 5 mô hình Marketing hỗn hợp phổ biến.

Nguồn gốc ma trận SWOT

Nguồn gốc của mô hình SWOT bắt đầu xuất hiện vào những năm 1960 – 1970. Được phát triển bởi Albert Humphrey. Lúc đầu, mô hình phân tích này có tên gọi là SOFT với 4 yếu tố chính là: Satisfactory (thỏa mãn), Opportunity (cơ hội), Fault (lỗi) và Threat (nguy cơ).

Tuy nhiên đến năm 1964, khi ma trận SWOT được giới thiệu cho  Urick và Orr tại Thụy Sĩ, Albert đã cùng với các cộng sự của mình quyết định đổi F thành W (Weakness). Lúc này, khái niệm về ma trận SWOT chính thức được ra đời và sử dụng rộng rãi hơn.

Đến đầu năm 2004, ma trận SWOT đã chính thức hoạt động và được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Nó giúp cho các nhà quản lý có thể đưa ra được kế hoạch, đồng thời thống nhất mục tiêu của tổ chức mà không bị phụ thuộc vào việc tư vấn cùng các nguồn lực tốn kém khác.

Ma trận SWOT có ý nghĩa gì?

ý nghĩa của ma trận swot

Mỗi mô hình phân tích thuộc lĩnh vực marketing đều có một ý nghĩa, lợi ích và tầm quan trọng khác nhau. Nhưng mục đích chung chính là phân tích, hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều trong quá trình kinh doanh. Dưới đây là 2 ý nghĩa đối với bản thân và đối với doanh nghiệp

Ý nghĩa khi phân tích SWOT bản thân

Trong những giai đoạn phát triển của bản thân. Việc phân tích SWOT đã trở thành một phương pháp thiết yếu đối với nhiều người khi giúp bản thân thân nhận ra được những điều sau:

  • Tìm ra được những lợi thế của bản thân so với những người xung quanh. Xác định được điểm mạnh của mình, dễ dàng định vị bản thân và tự lập kế hoạch mục tiêu hoàn chỉnh cho mình.
  • Đối với nhiều người, việc nhận ra những điểm yếu của bản thân sẽ có phần khó chấp nhận. Tuy nhiên, chỉ khi bạn thừa nhận những thiếu sót của mình thì bạn mới có thể đưa ra các kế hoạch để thu hẹp những điểm yếu, từ đó giúp bản thân đi đến thành công nhanh hơn.
  • Có thể khám phá ra các cơ hội mới trong con đường chinh phục ước mơ, mục tiêu của mình.
  • Phát hiện ra các mối đe dọa ảnh hưởng tới cuộc sống và sự nghiệp. Nhờ đó, bạn sẽ chuẩn bị một kế hoạch phòng thủ tốt để vượt qua các chướng ngại vật cản trở đường đi của mình.

Ý nghĩa khi phân tích SWOT doanh nghiệp

Trong một doanh nghiệp, việc phân tích ma trận SWOT chính là việc làm quan trọng bởi chúng mang lại nhiều ý nghĩa khác nhau, cụ thể:

  • Ma trận SWOT thường được dùng để đánh giá hoạt động kinh doanh, xác định vị trí trên thị trường, phát triển sản phẩm và lập kế hoạch tài chính.
  • Phân tích ma trận SWOT chính là nền tảng để doanh nghiệp hình thành kế hoạch kinh doanh của mình. Ngoài việc phân tích những yếu tố mà doanh nghiệp đang làm tốt, SWOT còn chỉ ra các yếu tố tiêu cực, gây bất lợi mà công ty đang gặp phải.
  • Việc sử dụng những thông tin trong mô hình SWOT sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra được các quyết định chính xác để duy trì thế mạnh, đồng thời giảm thiểu các rủi ro liên quan đến điểm yếu và lập kế hoạch xử lý các vấn đề gây ảnh hưởng tới tổ chức.

-> Tìm hiểu thêm: Cách xây dựng chiến lược Social Marketing

7 bước xây dựng một ma trận SWOT hoàn chỉnh

các bước xây dựng ma trận swot

Để có được một ma trận SWOT hoàn chỉnh, nội bộ công ty bắt buộc doanh nghiệp phải tiến hành lên kế hoạch. Tiếp theo đó, hoàn thành từng bước (liệt kê bên dưới) để có để đưa ra bản kế hoạch tiếp thị phù hợp nhất.

Bước 1: Xác định mục đích

Để có thể tận dụng tối đa việc phân tích ma trận SWOT, bạn nên chuẩn bị cho mình một câu hỏi hoặc mục tiêu ngay từ đầu.

Ví dụ, đối với ma trận SWOT, bạn có thể sử dụng việc phân tích 4 yếu tố để quyết định xem nên giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới hay là quyết định thay đổi và cải thiện quy trình của mình.

Bước 2: Phân tích thị trường (S-T-P)

S-T-P là tên viết tắt của cụm từ Segmentation Targeting Positioning, dịch sang tiếng Việt là: phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm trên thị trường.

Hiểu đơn giản thì bước này chính là công đoạn mà doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu, xác định phân khúc. Lựa chọn thị trường mục tiêu hướng đến thông qua những chiến dịch marketing phù hợp. Từ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng định vị được sản phẩm của mình dành cho các khách hàng.

Bước 3: Biết rõ điểm mạnh – Strengths

điểm mạnh strengths của doanh nghiệp

Biết rõ điểm mạnh chính là thành tố đầu tiên mà bạn cần nắm trong ma trận SWOT và nhờ có nó, bạn mới có thể trở nên khác biệt và tạo lợi thế trước đối thủ cạnh tranh. Để biết được thế mạnh của mình, bạn hãy liệt kê những yếu tố mà doanh nghiệp cảm thấy vượt trội.

Chẳng hạn như: đội ngũ nhân sự có chuyên môn cao, cơ cấu tổ chức chặt chẽ, bằng sáng chế độc quyền, lãnh đạo có tâm có tầm,….

Trong quá trình xác định thế mạnh, doanh nghiệp cũng cần phải so sánh từng điểm mạnh của mình với đối thủ để tìm cách phát huy một cách mạnh mẽ. Muốn làm được điều này thì bạn cần phải đặt ra một số câu hỏi như sau:

  • Làm thế nào để thương hiệu của bạn có thể tiếp cận được khách hàng mục tiêu?
  • Làm sao để khách hàng cảm thấy ấn tượng với các sản phẩm / dịch vụ của chúng ta hơn so với đối thủ?
  • Cá tính thương hiệu đang xây dựng có độc đáo, phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu?
  • Các chiến dịch truyền thông đang được triển khai liệu có mang lại hiệu quả tối ưu?

Bước 4: Nhìn nhận điểm yếu – Weaknesses

điểm yếu của doanh nghiệp

Ngoài điểm mạnh thì doanh nghiệp cũng cần phải nhận biết được các điểm yếu của mình để qua đó tìm cách khắc phục. Bởi lẽ, đối thủ cạnh tranh ngày một nhiều nhưng nếu không biết điểm yếu của mình ở đâu thì rất khó để doanh nghiệp có thể cạnh tranh lại. Để xác định điểm yếu, doanh nghiệp cần phải trả lời được các câu hỏi sau:

  • Tại sao doanh nghiệp lại có độ nhận diện thương hiệu chưa cao?
  • Đâu là những trở ngại và thách thức lớn nhất trong kênh bán hàng hiện tại?
  • Những tài nguyên nào mà đối thủ đang sở hữu nhưng doanh nghiệp lại không có?
  • Khách hàng cảm thấy chưa hài lòng ở điểm gì về sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu của chúng ta?
  • Nguyên nhân nào khiến cho khách hàng từ chối mua hàng của mình?

Bước 5: Tìm ra cơ hội – Opportunities

cơ hội cho doanh nghiệp

Cơ hội có thể đến từ sự hưởng ứng của thị trường nhưng cũng có thể được tạo ra bởi chính doanh nghiệp. Nếu không có khả năng tự tạo ra cơ hội, hãy tập trung nắm bắt cơ hội mà bất cứ khi nào thị trường “trao” cho doanh nghiệp

Vậy nên đôi khi, doanh nghiệp cần tự tạo ra cơ hội cho mình bằng cách nắm bắt thị trường bằng cách dựa trên những thời cơ dưới đây (đối với ngành tiêu dùng nhanh):

  • Xu hướng thị trường đang dịch chuyển từ mua sắm offline sang online.
  • Xuất hiện những thay đổi mới trong chính sách có lợi cho doanh nghiệp.
  • Khách hàng hiện nay thường có nhu cầu cao đối với các dòng sản phẩm tốt cho sức khỏe.

Nhìn chung, để nắm bắt được những cơ hội kịp thời thì doanh nghiệp cần phải liên tục nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên nghiên cứu thị trường thường xuyên để xây dựng những chiến lược hiệu quả.

Bước 6: Đối mặt thách thức – Threats

thách thức của doanh nghiệp

Trong quá trình phát triển, sẽ có những rào cản gây khó dễ cho chúng ta. Tuy nhiên, bạn đừng như thế mà trở nên nản lòng mà thay vào đó. Phải tìm cách khắc phục để bản thân trở nên tốt hơn.

Nhưng trước tiên, điều quan trọng mà bạn cần phải ghi nhớ đó là luôn biết cách nhìn ra những thách thức phía trước bằng cách trả lời một số câu hỏi sau:

  • Thách thức đó gây ra những khó khăn gì?
  • Vị thế hiện tại của doanh nghiệp trên thị trường có đang bị lung lay (có kẻ sắp thay thế)?
  • Mối đe dọa lớn nhất đối với sự phát triển của doanh nghiệp là gì?
  • Những điểm yếu hiện tại nếu không khắc phục sẽ mang lại nguy cơ, thiệt hại, tổn thất gì cho doanh nghiệp?

Bằng việc phân tích chi tiết các yếu tố này, doanh nghiệp sẽ biết được mình cần nên làm gì để có thể vượt qua những thách thức, đồng thời hạn chế tối đa các rủi ro nhất có thể.

Bước 7: Đề ra chiến lược phù hợp và chọn chiến lược tốt nhất

Đây cũng là bước cuối cùng trong quá trình thành lập ma trận SWOT. Doanh nghiệp cần nên xác định cho mình một chiến lược phù hợp dựa vào việc phân tích ma trận SWOT.

Cụ thể, một số chiến lược mà doanh nghiệp có thể tham khảo dựa vào ma trận SWOT cần được kể đến là: Chiến lược S-O và ma trận SWOT. Trong đó:

  • Chiến lược S – O (Strength – Opportunity): Sử dụng các điểm mạnh để khai thác những cơ hội để phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp. Là chiến lược mà doanh nghiệp bắt buộc phải ưu tiên hàng đầu. Nếu không biết cách tận dụng tốt 2 yếu tố S và O trong mô hình SWOT. Hậu quả là không có nhiều cơ hội mở ra cho doanh nghiệp nắm bắt. Không nên thụ động, chỉ chờ đợi cơ hội từ thị trường tạo ra. Doanh nghiệp cũng có thể xem chiến lược S-O giống như một chiến lược phát triển ngắn hạn của mình.
  • Chiến lược W – O  (Weakness – Opportunity): Trái ngược với S – O, mô hình W – O lại là chiến lược sử dụng điểm yếu để khai thác. Từ đây, doanh nghiệp có thể nhận ra những điều còn thiếu sót của mình để tìm cách khắc phục, qua đó tạo ra cơ hội để phát triển của doanh nghiệp.

Ví dụ về ma trận SWOT của một doanh nghiệp

Ma trận SWOT của Coca Cola

Ma trận swot của coca cola

Coca Cola chính là một thương hiệu vô cùng quen thuộc đối với người tiêu dùng ở mọi nơi trên toàn thế giới, trong đó bao gồm cả Việt Nam. Có thể thấy, chỉ trong vài năm hoạt động thì Coca Cola đã có được sự thành công đột phá về mặt chất lượng sản phẩm cho đến hình ảnh thương hiệu, tất cả là nhờ vào việc áp dụng chiến thuật ma trận SWOT cực kỳ hiệu quả.

Điểm mạnh (Strengths):

  • Nhận diện thương hiệu: Thương hiệu được phủ sóng trên toàn thế giới và theo Business Insider, có đến 94% dân số toàn cầu có thể nhận ra logo của Coca Cola.
  • Lợi thế cạnh tranh: Sản phẩm Coca Cola đang có mặt tại hơn 200 quốc gia. Chiếm đến 1,9 tỷ khẩu phần mỗi ngày và thương hiệu cũng đã cho ra mắt tận hơn 500 sản phẩm khác nhau cho người tiêu dùng.
  • Thị phần: Hoàn toàn chiếm lĩnh ngành đồ uống toàn cầu với các sản phẩm như: Coke, Sprite, Fanta, Diet Coke,…
  • Định giá thương hiệu: Coca Cola một trong những công ty có giá trị nhất thế giới khi được định giá với con số khoảng 79,2 tỷ USD.
  • Hệ thống phân phối mạnh: Coca Cola đang sở hữu một mạng lưới phân phối hiệu quả và rộng nhất với gần 250 đối tác rải rác trên toàn cầu.

Điểm yếu (Weaknesses):

  • Cạnh tranh với Pepsi: Từ lâu, Pepsi đã trở thành đối thủ lớn nhất của Coca Cola với nhiều điểm tương đồng. Thậm chí, nếu không phải là Pepsi thì Coca Cola rõ ràng sẽ dễ dàng chi phối toàn bộ nước giải khát.
  • Đa dạng hóa sản phẩm thấp: Nếu như Pepsi liên tục cho ra mắt nhiều mặt hàng đồ ăn nhẹ như Lays và Kurkure, nước uống không calo thì Coca-Cola vẫn tiếp tục giậm chân tại chỗ.
  • Mối quan tâm về sức khỏe: Hiện nay, đồ uống có gas thường bị đánh giá là gây hại cho sức khỏe. Nhiều chuyên gia y tế thậm chí đã cấm sử dụng loại nước này. Trong khi đó, Coca Cola lại là nhà sản xuất đồ uống có gas lớn nhất và thương hiệu này vẫn chưa tìm được giải pháp thay thế nào.

Cơ hội (Opportunities):

  • Đa dạng hóa sản phẩm: Coca Cola có cơ hội giới thiệu các dịch vụ mới trong phân khúc thực phẩm và sức khỏe giống như cách mà Pepsi đã làm.
  • Tăng sự hiện diện ở các quốc gia đang phát triển: Nhiều khu vực có khí hậu nóng như các quốc gia Trung Đông, Châu Phi,… khiến cho mức tiêu thụ nước giải khát có gas liên tục tăng nhanh.
  • Cải thiện chuỗi cung ứng: Hoạt động kinh doanh của Coca Cola phụ thuộc rất lớn vào chuỗi cung ứng và hậu cần. Điều này khiến cho chi phí vận chuyển và giá nhiên liệu không ngừng tăng cao. Vì vậy mà Coca Cola nên theo dõi kỹ lưỡng chuỗi cung ứng của mình để tiến hành cải thiện nhằm giảm thiểu chi phí.
  • Đổi mới liên tục: Coca Cola là thương hiệu nước giải khát đã quá quen thuộc vì sự đổi mới nằm ở bao bì sản phẩm cùng các chiến lược tiếp thị độc đáo. Các chiến lược này mỗi khi ra mắt được ví giống như một làn gió mới vào sản phẩm tưởng chừng như đã cũ kỹ.

Nguy cơ (Threats):

  • Nguồn nguyên liệu thô: Coca Cola đang phải hứng chịu nhiều chỉ trích trong vấn đề quản lý nguồn nước. Không chỉ có lượng tiêu thụ nước lớn tại những vùng khan hiếm. Coca Cola còn bị cáo buộc khi trộn thuốc trừ sâu vào trong nước để làm sạch các chất gây ô nhiễm.
  • Cạnh tranh trên thị trường: Mặc dù Pepsi đang là đối thủ trực tiếp rõ ràng nhất của Coca Cola nhưng vẫn có rất nhiều đối thủ cạnh tranh gián tiếp khác đó là: Starbucks, Nescafe, Lipton, Costa Coffee,… Đây đều là những đối thủ đều có thể đe dọa đến vị thế thị trường của thương hiệu.

Ma trận SWOT của Samsung

ma trận swot của samsung

Samsung là một công ty đa quốc gia được thành lập vào năm 1938. Nhà sáng lập – Ông Lee Byung-chul. Vốn xuất phát tại thời điểm là một công ty nhỏ. Nhờ vào việc tập trung phát triển lĩnh vực điện tử mà Samsung đã mở rộng quy mô lan khắp toàn cầu. Với việc áp dụng ma trận SWOT, Samsung đã nhận ra những điểm mạnh yếu của mình như sau:

Điểm mạnh (Strengths):

  • Giá trị thương hiệu lớn: Vào năm 2019, Samsung đã lọt vào danh sách Top 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới do Forbes công bố. Trong lĩnh vực công nghệ, giá trị thương hiệu của Samsung cũng lên đến 53,1 tỷ USD, tăng trưởng 11% so với năm 2018.
  • Kinh nghiệm lâu năm: Với hơn 80 năm kinh nghiệm, Samsung không ngừng đổi mới và cải tiến sản phẩm để đáp ứng nhu cầu người dùng. Thậm chí trong vòng 14 năm liên tiếp, Samsung đã được trao giải CES (Triển lãm Điện tử tiêu dùng) nhờ vào các thiết kế, sản phẩm của mình.
  • Không ngừng đổi mới: Sáng tạo và đổi mới từ lâu đã trở thành một phần văn hóa của Samsung. Chỉ tính riêng năm 2019, thương hiệu này đã chi hơn 16,8 tỷ USD để phục vụ cho công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
  • Phát triển đa dạng trong các lĩnh vực: Không chỉ chú trọng vào lĩnh vực điện tử, Samsung còn đa dạng hóa hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác như bất động sản, tài chính, y tế và năng lượng tái tạo.

Điểm yếu (Weaknesses):

  • Sự cạnh tranh khốc liệt: Samsung không là cái tên duy nhất trong lĩnh vực công nghệ điện tử. Thương hiệu này đang phải đối mặt với sự lớn mạnh đến từ các đối thủ như Apple, Xiaomi, Huawei, Oppo và Vivo.
  • Bị phụ thuộc vào thị trường Mỹ: Mỹ là một thị trường lớn mạnh của Apple lẫn Samsung. Tuy nhiên, nền kinh tế rất khó lường và việc suy thoái có thể khiến cho doanh nghiệp chịu thiệt hại không nhỏ.

Cơ hội (Opportunities):

  • Sức mạnh công nghệ 5G: Samsung chính là cái tên tiên phong trong phân khúc điện thoại thông minh 5G. Đây được xem là một cơ hội lớn dành cho Samsung bởi người dùng đang có xu hướng dành nhiều chi phí hơn cho các công cụ Internet và thiện tốc độ đường truyền truy cập.
  • Nhu cầu khách hàng: Nếu như khách hàng chia thành hai loại sở thích: iOS và Android thì hai cái tên trong đó chính là Apple và Samsung. Điều này giúp thương hiệu này có nhiều cơ hội tiềm năng phát triển, tiếp cận những nhóm khách hàng yêu thích việc sử dụng hệ điều hành Android.
  • Cải thiện đội ngũ nhân sự: Samsung đã nhanh chóng tận dụng hình ảnh thương hiệu của mình gắn liền với đội ngũ nhân sự có trình độ và chuyên môn cao để cải thiện hiệu suất hoạt động, đồng thời gia tăng sức ép với đối thủ cạnh tranh.

Nguy cơ (Threats):

  • Mức độ cạnh tranh gia tăng: Không chỉ là đối thủ nặng ký của Apple, Samsung giờ đây còn phải đối mặt với sức ép cạnh tranh đến từ các thương hiệu có nhiều tiềm năng như: Huawei, Xiaomi, LG, Lenovo,….
  • Tranh cãi: Apple đã đệ đơn kiện Samsung vì thương hiệu này đã vi phạm bằng sáng chế. Hậu quả là phía công ty đã phải bồi thường 1,049 tỷ USD sau khi bồi thẩm đoàn quyết định rằng Samsung đã sao chép Apple.
  • Mối đe dọa liên quan đến pháp lý: Các doanh nghiệp công nghệ lớn đang phải giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp lý như quyền riêng tư người dùng, bảo mật dữ liệu, bảo vệ môi trường, bảo vệ người lao động,… Những vấn đề này nếu không được giải quyết và khắc phục sớm sẽ khiến cho cả Samsung chịu tổn thất về mặt danh tiếng lẫn kinh tế.

Ma trận SWOT của Kinh Đô

ma trận swot của kinh đô

Công ty cổ phần Mondelez Kinh Đô Việt Nam được thành lập vào năm 2015 sau khi Mondelēz International mua lại thương hiệu Kinh Đô. Hiện tại, Mondelez Kinh Đô  đang là công ty Mỹ duy nhất tại thị trường bánh kẹo Việt Nam chuyên cung cấp các loại bánh khác nhau như: bánh mì tươi, bánh quy, bánh trung thu, Chocolate, bánh bông lan, kẹo cao su cùng các loại bánh kẹo khác,…. Thương hiệu này cũng đã áp dụng ma trận SWOT như sau:

Điểm mạnh (Strengths):

  • Tiềm lực mạnh từ tập đoàn mẹ Mondelez International: Mondelez International đứng thứ 108 trong danh sách 500 các tập đoàn lớn nhất tại Hoa Kỳ với doanh thu hàng năm khoảng 26 tỷ USD.
  • Thương hiệu uy tín: Khi nhắc đến thương hiệu bánh kẹo nổi tiếng nhất tại Việt Nam thì có lẽ, đến 9/10 người thừa nhận rằng đó chính là Kinh Đô.
  • Mạng lưới phân phối rộng: Đến nay, Kinh Đô đã có hơn 300.000 cửa hàng kinh doanh truyền thống cùng 6.000 đối tác kinh doanh từ siêu thị cho đến các cửa hàng tiện lợi. Đây chính là yếu tố góp phần giúp Kinh Đô luôn đứng đầu trong cuộc chiến giành thị phần trên thị trường.
  • Sở hữu nhiều thương hiệu mạnh: Nhãn hiệu Cosy và bánh quy giòn AFC chính là hai cái tên tiêu biểu của Kinh Đô giúp thương hiệu trở nên nổi bật hơn so với đối thủ.

Weaknesses (Điểm yếu):

  • Bê bốcạnh tranh không lành mạnh: Một trong những đối thủ của Kinh Đô đó là Bibica đã từng bị quản lý thị trường kiểm tra và thu giữ bánh. Nguyên nhân xuất phát từ việc chữ “Phúc” trên bánh trung thu của Bibica trông giống chữ “Thu” trên bánh của Kinh Đô. Ngay sau đó, toàn bộ bánh trung thu của Bibica trong Big C đều bị siêu thị thu hồi và phía Bibica cho rằng Kinh Đô đã “chơi xấu” mình.
  • Phong cách quản lý theo kiểu gia đình: Phong cách quản lý của Kinh Đô được nhận xét là vẫn theo kiểu truyền thống gia đình, bộ máy nhân sự còn rườm rà, thiếu linh động cùng chế độ đãi ngộ chưa được thỏa đáng.

Cơ hội (Opportunities):

  • Thị trường bánh kẹo nhiều tiềm năng: Nền kinh tế trong nước đang ngày càng phát triển và thu nhập của người dân cũng dần ổn định, điều này giúp cho nhu cầu về ngành thực phẩm lẫn đồ ăn nhẹ đang ngày càng gia tăng.
  • Mở rộng thị trường xuất khẩu: Kinh Đô có cơ hội được mở rộng thị trường ra nước ngoài từ các hiệp định liên minh mang tên AFTA hay WTO được ký kết.

Nguy cơ (Threats):

  • Cạnh tranh mạnh mẽ: Ngoài Bibica, Kinh Đô còn phải đối mặt với các đối thủ khác như Biscafun, Orion, Liwayway Sài Gòn, Hải Hà, Hải Châu, Lotte, Thiên Hà Kameda,…
  • Sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam có mức giá cạnh tranh: Với việc gia nhập vào thị trường chung ASEAN, Việt Nam đã dễ dàng đón nhận nhiều thương hiệu quốc tế với dòng thuế giảm về 0%.

Những câu hỏi thường gặp về ma trận SWOT

tổng quan về ma trận swot

Ma trận SWOT có phải chỉ dành cho lĩnh vực kinh doanh không?

Mặc dù ma trận SWOT thường được áp dụng phổ biến trong kinh doanh nhưng mọi người vẫn hoàn toàn có thể ứng dụng mô hình này ở bất kỳ đâu và với bất kỳ đối tượng nào. Chẳng hạn như với bản thân mình để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong cuộc sống, công việc.

Hạn chế của ma trận SWOT là gì?

Mặc dù mang đến nhiều lợi ích nhưng ma trận SWOT vẫn còn tồn tại khá nhiều hạn chế, điển hình như:

  • Kết quả khai thác chưa được chuyên sâu, chưa thể hiện đầy đủ các khía cạnh nên doanh nghiệp cần kết hợp với những số liệu chính xác.
  • Phân tích còn mang tính chủ quan dựa vào người lập mô hình.
  • Không đưa ra được giải pháp cụ thể mà chỉ mang tính chung chung.
  • Cần tiến hành nghiên cứu bổ sung cũng như phân tích chuyên sâu để giúp kế hoạch được hiệu quả.
  • Dữ liệu đầu vào thường hay bị thay đổi nên sẽ cần phải thường xuyên phân tích lại.

Những doanh nghiệp mới chưa có điểm mạnh thì phải phân tích ma trận SWOT như thế nào

 

Trong quá trình phân tích ma trận SWOT, Khi chưa biết điểm mạnh của mình là gì, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ sản phẩm, dịch vụ đang có những ưu điểm gì vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Bởi lẽ, việc doanh nghiệp đó được thành lập và đang được tồn tại đã là một điểm mạnh rồi.

Nếu không thể tìm ra được doanh nghiệp hiện đang có những thế mạnh gì. Nhìn thẳng vào sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Phân tích dựa trên sản phẩm mà bản thân đang hoặc chuẩn bị cho ra mắt thị trường.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về ma trận SWOT và các bước xây dựng mô hình SWOT hoàn chỉnh. Hy vọng với những thông tin mà Cleveland Marketing King chia sẻ, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về mô hình này để áp dụng thành công vào trong hoạt động kinh doanh hay mục đích của bản thân.

Written by:

pbn

Chuyên viên phát triển nội dung của Website Cleveland Marketing.

View All Posts