Marketing mix là gì? Tập hợp 5 mô hình Marketing hỗn hợp phổ biến

Marketing mix là gì? Tập hợp 5 mô hình Marketing hỗn hợp phổ biến

khái niệm marketing mix là gì

Khái niệm Marketing Mix không còn xa lạ nữa, đối với những Marketer. Bởi vì đây là công cụ hỗ trợ quan trọng trong việc tìm kiếm kênh phân phối chính xác. Đồng thời thực hiện chiến lược tiếp thị, quảng cáo tối ưu trên thị trường. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Marketing Mix và quy trình xây dựng chiến lược này hiệu quả nhất.

Khái niệm Marketing Mix là gì?

marketing mix là gì

Thuật ngữ “Marketing hỗn hợp” hay còn gọi Marketing Mix, là tập hợp các công cụ tiếp thị mà một công ty sử dụng để đạt được mục tiêu Marketing trong thị trường mục tiêu. Marketing Mix giúp sản phẩm của doanh nghiệp trở nên độc đáo và khác biệt so với các sản phẩm mang tính chất tương tự. Ngoài ra Marketing Mix còn có nhiều ưu điểm như:

  • Phát triển hết các tiềm năng của điểm mạnh và hạn chế tối đa điểm yếu
  • Nâng cao khả năng cạnh tranh và dễ dàng thích ứng hơn trên thị trường
  • Cải thiện sự hợp tác trong và ngoài doanh nghiệp.

Tuy nhiên các thành tố của Marketing Mix đã trải qua nhiều biến thể khác nhau, kể từ những năm 1950. Điều này nhằm đáp ứng yêu cầu nhịp độ thị trường và những thay đổi khác tùy theo từng môi trường kinh doanh.

Tổng hợp 5 chiến lược Marketing Mix phổ biến

Hiện nay có 5 loại Marketing Mix phổ biến mà bạn nên áp dụng:

Marketing mix 4P

chiến lược marketing mix phổ biến

Mô hình này đã được E. Jerome McCarthy đưa ra từ năm 1960. Đến nay vẫn được sử dụng trong giảng dạy tại các trường đại học trên toàn thế giới. Marketing mix 4P bao gồm 4 yếu tố quan trọng là:

  • Sản phẩm (Product)
  • Giá cả (Price)
  • Phân phối (Place)
  • Quảng cáo sản phẩm/Hỗ trợ bán hàng (Promotion)

Marketing mix 7P

khái niệm 7P trong marketing

Để mở rộng và cập nhật cho mô hình 4P truyền thống, người ta đã tạo ra phiên bản Marketing mix 7P. Ngoài 4 yếu tố đã quen thuộc, còn có thêm 3 yếu tố mới là:

  • Bằng chứng vật chất (Physical evidence)
  • Con người (People)
  • Quy trình (Process)

Marketing mix 4C

khái niệm 4C trong marketing

Sau đó, để tập trung hơn vào khách hàng, mô hình 4P đã được điều chỉnh thành Marketing mix 4C vào năm 1990. Mô hình này gồm 4 yếu tố:

  • Khách hàng (Customer)
  • Giá cả (Cost)
  • Tiện lợi (Convenience)
  • Giao tiếp (Communication)

Marketing mix 6P

Mô hình 6P Marketing Mix là phiên bản tiếp theo của 4P. Theo đó nó bổ sung thêm 2 yếu tố mới là:

  • Định vị thương hiệu (Proposition)
  • Bao bì sản phẩm (Packaging)

2 yếu tố này tập trung vào hành động tạo ra giá trị cho khách hàng. Nhằm nâng cao khả năng tăng doanh thu cho doanh nghiệp, tăng định vị cho thương hiệu.

Marketing mix 8P

Đây là một dạng mô hình mới được bổ sung thêm 4 yếu tố vào 4P truyền thống. Các tiêu chí mới bao gồm:

  • Công chúng (Public)
  • Đối tác (Partner)
  • Ngân quỹ (Purse Strings)

Mục đích ra đời của Marketing mix 8P là để bổ sung những yếu tố còn thiếu của Marketing 7P. Hiện nay, chiến lược Marketing 8P được sử dụng phổ biến hơn.

Những cách xây dựng chiến lược Marketing Mix hiệu quả

Những cách xây dựng chiến lược Marketing Mix hiệu quả

Để có thể xây dựng các mô hình  chiến lược Marketing Mix hiệu quả, thì bạn cần phải tuân thủ các tiêu chí dưới đây:

Xác định mục tiêu

Trong chiến lược marketing mix, thiết lập mục tiêu được xem là yếu tố vô cùng quan trọng. Vì điều này giúp cho nhà tiếp thị có thể đưa ra các đầu việc phù hợp để đạt được mục tiêu chung. Một cách tối ưu để thiết lập mục tiêu hiệu quả là sử dụng mô hình SMART. 

  • Specific (mục tiêu tiếp thị cụ thể): Xác định mục tiêu mà doanh nghiệp bạn mong muốn đạt được. Chẳng hạn tăng 20% doanh thu vào quý 3. Hoặc doanh nghiệp trở thành chuyên gia trong ngành thiết kế website,…
  • Measurable (mục tiêu tiếp thị đo lường được): Xác định những chỉ số tài chính có thể đo lường hoặc KPI. Chẳng hạn bạn muốn đo lượng độ nhận diện của thương hiệu thì sẽ cần đến những chỉ số như tỷ lệ chuyển đổi hành động của khách hàng, mật độ cuộc gọi từ khách hàng,…
  • Attainable (mục tiêu tiếp thị đạt được): Đánh giá mục tiêu tiếp thị có nằm trong khả năng của doanh nghiệp hay không.
  • Realistic (mục tiêu tiếp thị thực tế): Xem xét doanh nghiệp của bạn có vượt qua những thách thức để đạt được mục tiêu tiếp thị. Đồng thời bạn cũng nên quan tâm đến thời gian thực thi mục tiêu.
  • Timely (mục tiêu đúng lúc): Mục tiêu của bạn có đạt được trong khung thời gian đã đề ra hay không? Chẳng hạn để tăng 20% doanh thu thì cần thời gian bao lâu?

-> Tìm hiểu thêm: TOP 10 dịch vụ content Marketing uy tín và chuyên nghiệp

Thiết lập ngân sách

Khi thực hiện bất kỳ chiến dịch nào, bạn cũng phải tính toán và suy nghĩ cẩn thận. Đồng thời cân nhắc số vốn phù hợp với nghiên cứu chung. Ngoài ra thành công của một chiến dịch cũng phụ thuộc vào khả năng phân bổ nguồn vốn của nhà tiếp thị. Chẳng hạn:

  • Chi phí cho những chiến dịch PPC hoặc chi phí để influencers quảng bá cho sản phẩm doanh nghiệp.
  • Khoảng phí bỏ ra để nhờ đến chuyên gia SEO, chuyên gia phát triển chiến lược, thiết kế đồ họa,…
  • Phí cài đặt phần mềm tối ưu cho chiến dịch tiếp thị sản phẩm doanh nghiệp. Bao gồm phần mềm quản lý website, phần mềm nghiên cứu keyword,…
  • Chi phí đào tạo nhân viên và chủ doanh nghiệp.

Nghiên cứu đối tượng khách hàng hướng đến

khách hàng mục tiêu marketing mix

Sau khi đã xác định được mục tiêu, doanh nghiệp cần tập trung vào việc nghiên cứu về khách hàng mục tiêu mà sản phẩm hướng đến. Việc xác định chính xác khách hàng mục tiêu sẽ rút ngắn quá trình đưa sản phẩm đến tay khách hàng. Và để biết được ý kiến chân thực của khách hàng về doanh nghiệp, bạn có thể thực hiện các cuộc khảo sát về:

  • Cảm nhận của khách hàng đối với dịch vụ/sản phẩm.
  • Sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Lợi ích đặc biệt mà sản phẩm mang lại cho khách hàng.
  • Khả năng đáp ứng nhu cầu của sản phẩm với khách hàng.

Xác định điểm bán hàng độc nhất (USP)

USP (Unique Selling Proposition) là yếu tố quan trọng để giúp doanh nghiệp phân biệt sản phẩm của mình so với đối thủ. Để xác định USP, thì doanh nghiệp có thể tiến hành các cuộc khảo sát, phỏng vấn khách hàng hoặc tổ chức nhóm tập trung.

Điều này sẽ giúp các nhà tiếp thị xác định được những lợi ích mà sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp mang lại cho khách hàng. Đồng thời tìm ra những giải pháp vượt trội so với đối thủ.

Phân tích tình hình hoạt động của đối thủ

Phân tích đối thủ cạnh tranh là nhiệm vụ quan trọng của chiến lược kinh doanh. Các chỉ số phân tích giúp nhà tiếp thị hiểu rõ chiến lược và thủ thuật mà đối thủ đang sử dụng. Thông tin này hữu ích khi doanh nghiệp xem xét chiến lược giá của mình. Từ đó điều chỉnh để trở nên nổi bật hơn các đối thủ cạnh tranh. Những chỉ số này bao gồm:

  • Chỉ số về doanh thu, thị phần, lượng bán, tỷ suất ROI,..
  • Phương thức quảng bá sản phẩm, phân phố, truyền thông, chính sách về giá,…
  • Chi phí sản xuất, hàng tồn kho, đầu tư và dự trữ,…

Xây dựng tính năng độc đáo cho sản phẩm

Để xây dựng đặc điểm vượt trội, doanh nghiệp có thể liệt kê tính năng độc đáo và giá trị của sản phẩm. Các nhà tiếp thị nên sử dụng bản đồ tư duy để xác định các tính năng độc đáo của sản phẩm khi tiếp thị cho khách hàng. 

Định giá thành cho sản phẩm

Đối với người tiêu dùng, giá cả là nhân tố quyết định đến hành vi mua sắm của họ. Còn đối với doanh nghiệp, giá cả đóng vai trò là lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Chính vì vậy, việc vận dụng nhuần nhuyễn các chiến lược giá trong tiếp thị là cực kỳ quan trọng đối với bất kỳ công ty nào.

Đảm bảo rằng sản phẩm không được định giá quá cao hoặc quá thấp. Dưới đây là các chiến lược định giá sản phẩm phổ biến, được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng cho mô hình kinh doanh của mình.

  • Price Skimming (giá hớt váng sữa): Thường được áp dụng trong lĩnh vực công nghệ. Khi sản phẩm vừa được tung ra trên thị trường thì doanh nghiệp bán với mức giá cao nhất.
  • Captive Pricing (bán kèm): Chiến lược này sẽ giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng tồn kho. Chẳng hạn kem đánh răng được bán lẻ 10 nghìn còn bàn chải bán lẻ 5 nghìn. Nhưng khi mua hai sản phẩm này cùng nhau thì chỉ tốn 12 nghìn.
  • Market Penetration (thâm nhập thị trường): Phù hợp với những sản phẩm tiêu dùng cơ bản như bột giặt, dầu gội đầu, kem đánh răng,… Theo đó doanh nghiệp sẽ bán sản phẩm với mức giá thấp nhất để chiếm thị phần. Sau khi đã có được lượng khách hàng nhất định thì mới bán lại với mức giá bình thường.

Inbound Marketing

Đây là phương pháp tiếp thị hướng nội, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến dịch Marketing mix hoàn hảo. Và để triển khai Inbound Marketing hiệu quả, cần thực hiện một số hoạt động. Chẳng hạn: Lập trình và thiết kế website, viết blog, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), sử dụng truyền thông xã hội (Social Media) và Email Marketing. 

Inbound Marketing sẽ giúp tăng lượng tương tác và thu hút khách hàng tiềm năng đến với sản phẩm của doanh nghiệp.

Lựa chọn cách thức quảng bá và kênh phân phối

Việc lựa chọn kênh phân phối cũng rất quan trọng, nhằm đảm bảo sản phẩm tiếp cận đúng đối tượng khách hàng. Các kênh phân phối phổ biến bao gồm:

  • Cung cấp cho nhà phân phố
  • Cung cấp cho cửa hàng bán lẻ
  • Cung cấp trực tiếp cho nhà bán lẻ
  • Cung cấp trực tiếp cho khách hàng

Để quảng bá sản phẩm hiệu quả, doanh nghiệp cần lựa chọn phương thức phù hợp với ngân sách của mình. Các phương thức quảng bá sản phẩm bao gồm: quảng cáo, bán hàng cá nhân, tiếp thị trực tiếp, quan hệ công chúng, xúc tiến bán hàng và truyền miệng. Bên cạnh đó việc chọn phương thức quảng bá sản phẩm sẽ giúp khách hàng biết đến thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp nhiều hơn.

Như vậy bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn rõ nhất về Marketing mix. Hy vọng bạn có thể áp dụng trong thực tế để tạo ra chiến dịch tiếp thị và quảng bá sản phẩm hiệu quả. Chúc bạn thành công trong quá trình xây dựng chiến lược Marketing Mix!

-> Đọc thêm: Cách xây dựng chiến lược Social Marketing hiệu quả